Có những sự trùng hợp đến kì lạ đã xảy ra xung quanh chúng ta, hàng ngày, hàng giờ. Dù sự ảnh hưởng đến lịch sử thế giới là lớn hay nhỏ thì những câu chuyện ấy luôn khiến bạn phải tò mò, hiếu kì, có đôi khi khiến bạn phải thốt lên rằng: Phép lạ quả thực có tồn tại?
1. Tiểu thuyết gia nổi tiếng của dòng văn học trào phúng, châm biếm, Mark Twain, sinh năm 1835. Đúng vào ngày ông ra đời cũng là lúc sao chổi Halley xuất hiện. Tới năm 1909, một năm trước khi sao chổi Halley xuất hiện một lần nữa, Mark Twain đã nói, "Tôi sinh ra cùng với sao chổi Halle.
Sang năm, khi nó lại một lần nữa xuất hiện, tôi hi vọng có thể ra đi cùng với nó." Kết quả là vào năm 1910, cái ngày mà sao chổi Halley bay qua bầu trời cũng là lúc Mark Twain từ biệt thế giới.
Nhà văn Mark Twain và ngôi sao chổi định mệnh |
2. Một tờ báo của Mỹ có tên "Oregon's Columbian" thường tổ chức một cuộc thi quay số trúng thưởng. Con số đạt giải nhất ngày 28 tháng 6 năm 2000 được công bố trên mặt báo thực ra đã bị viết sai do một sự cố trong khi in ấn.
Thay vì in số quay được thì họ lại in dãy số 6855. Điều kì lạ là trong lần quay số kì sau, dãy số được quay ra lại chính là dãy số mà họ đã viết nhầm đó.
3. Năm 1979, một tờ tạp chí của Đức có tổ chức một cuộc thi viết trong đó người đọc gửi tới những câu chuyện kỳ lạ nhưng dựa trên tại nạn có thật mà họ gặp phải. Người thắng cuộc là Walter Kellner, và câu chuyện của ông đã được đăng báo. Ông ta viết về một lần lái chiếc máy bay Cessna số hiệu 421 bay từ Sardinia đến Sicily. Lúc bay đến biển thì máy bay bị trục trặc động cơ và buộc phải hạ cánh trên mặt nước. Thật may là sau khi được đội cứu hộ sửa chữa thì máy bay đã được cứu.
Sau đó, một người Áo cũng tên là Walter Kellner đã buộc tội người Đức kia vì “đạo” truyện của anh ta. Người này nói rằng anh ta cũng từng lái chiếc Cessna 421 từ Sardinia đến Sicily, cũng bay qua vùng biển đó và cũng gặp phải trục trặc động cơ. Tuy nhiên anh này nói máy bay của mình hạ cánh ở địa phận đất liền thuộc Sardinia.
Hai câu chuyện này quả thực chỉ khác nhau một chút ít ở phần kết cho nên tòa báo đã tiến hành kiểm tra xem có bất kì sự dối trá nào ở đây hay không. Kết quả là cả hai câu chuyện này đều chẳng sai một chi tiết nào cả.
4. Năm 1898, nhà văn Morgan Robertson đã viết cuốn tiểu thuyết “Futility” (tạm dịch: Sự phù phiếm) , trong đó có một đoạn như sau: "Vào một buổi tối tháng 4 tĩnh lặng, một tàu chở hàng có tên là "Titan" đang trên đường đến New York thì bị đâm vào một tảng băng trôi. Sau đó, thuyền bị chìm nghỉm dưới lòng nước, do thiếu thuyền cứu hộ nên rất nhiều hành khách bị rơi xuống nước và chết."
Hai mươi ba năm sau đó, vào một đêm tháng 4 năm 1912, con thuyền Titanic đã gặp phải cảnh ngộ y hệt như tình tiết viết trong cuốn tiểu thuyết đó. Nó bị đắm do đâm vào một tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người tử nạn. Vụ đắm tàu này đã đi vào lịch sử như là vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong thời bình.
Con tàu Titanic trong ngày đầu hạ thủy và cũng là ngày cuối cùng hoạt động |
Thủy thủ đoàn trên con tàu định mệnh |
Thảm họa Titanic đã là đề tài cho hàng loạt các cuộc điều tra, kiện tụng, giả thuyết ly kì đồng thời dẫn đến các thay đổi lớn trong quy định an toàn hàng hải quốc tế. Titanic cũng trở thành bối cảnh và đề tài cho rất nhiều tác phẩm văn học, hội họa và điện ảnh.
5. Ngày 28 tháng 7 năm 1900, đức vua của Italy là ngài Umberto có đến dùng bữa tối ở một khách sạn trong thành phố Monza. Trùng hợp là ông chủ của khách sạn kia cũng tên là Umberto, mà tên của vợ ông ta cũng trùng với tên của hoàng hậu. Hơn nữa, ngày khách sạn đó khai trương cũng chính là ngày đức vua lên ngôi nắm quyền cai trị. Càng kì lạ là, ngày hôm sau, ông chủ của khách sạn bị bắn chết và đức vua cũng bị bắn chết vào đúng cái ngày đó.
6. Năm 1851, một người tên là Claude Volbonne đã giết chết một người Pháp tên là Baron Rodemire de Tarazone. Năm 1872, một người khác cũng có tên là Claude Volbonne đã giết chết đứa con trai của người Pháp đó.
7. Ngày 13 tháng 2 năm 1746, một người Pháp tên là Jean Marie Dubarry đã giết cha mình rồi sau đó bị xử tử hình. Tròn 100 năm sau, tức là năm 1846, cũng chính vào ngày 13 tháng 2, một người khác cũng có tên là Jean Marie Dubarry vì giết cha mà cũng phải chịu án tử hình.
8. Ngày 26 tháng 11 năm 1911, có 3 kẻ vì giết Ngài Edmund Berry nên phải chịu án treo cổ. Địa điểm hành quyết là một địa danh có tên Greenberry Hill. Điều trùng hợp là tên của 3 người đó lần lượt là "Green", "Berry" và "Hill".
Theo Hải Yến
Nhận xét
Đăng nhận xét