Ngày Cá tháng Tư: Nguồn gốc bí ẩn
Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư luôn là một bí ẩn với đủ những giả thuyết khó phân biệt thật giả.
Giả thuyết được người ta biết đến nhiều nhất là câu chuyển thay đổi lịch ngày tháng khác đi của Pháp vào những năm 1500.
Thay vì đón năm mới vào tháng 1 – khi mùa xuân đến, họ thay đổi sang lịch của người La Mã và đón năm mới vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.
Nhưng tin tức truyền đi lúc đó rất chậm, nên người dân ở vùng hẻo lánh vẫn cứ tiếp tục đón năm mới vào mùa xuân. Và sắc lệnh kia trở thành “Trò đùa tháng 4”, rồi từ đó câu chuyện được lan ra.
Alex Boese, người quản lý bảo tàng những trò đùa ở San Diego (Mỹ) thì lại không đồng ý với giả thuyết trên khi nghiên cứu về nguồn gốc của ngày lễ này.
Ông nói: “Giả thuyết kia hoàn toàn không đúng, vì người Pháp kỉ niệm ngày lễ Phục sinh vào đầu năm, vì thế không thể có liên hệ gì với tháng Tư cả. Theo lịch sử thì đó chỉ là ngày mà người Pháp bắt đầu đón năm mới vào tháng 1 như người ta biết đến thôi.”
Ông cho rằng, ngày Cá tháng Tư chỉ đơn giản bắt nguồn từ những lễ hội hồi sinh vào mùa xuân ở châu Âu, khi mọi người thoải mái đùa cợt và giả danh người khác.
Cá tháng Tư: Trò đùa của chính chúng ta
Joseph Boskin, giáo sư chuyên nghiên cứu về sự hài hước của người Mỹ tại đại học Boston, đã từng đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của ngày lễ này, nhưng lại như một trò đùa thú vị.
Năm 1983, Boskin nói với một phóng viên rằng ý tưởng về ngày lễ là của một anh hề người La Mã trong thời kì vua Constantine đệ nhất vào thế kỉ thứ 3 và 4 sau Công nguyên.
Khi đó, anh hề La Mã Kugel đã giành được quyền làm vua trong một ngày. Vào ngày 1/4, vua Constantine đã trao ngai vàng đế quốc La Mã cho Kugel nhưng anh ta thì luôn coi đó là ngày ngớ ngẩn nhất trên đời. Nhưng sau đó người ta phát hiện ra cái tên Kugel lại chỉ là món ăn Đông Âu mà người bạn của giáo sư Boskin yêu thích mà thôi.
Báo chí lên án Boskin lừa đảo,nhưng ông chỉ nói rằng đó là một “cậu truyện bịa đặt hợp thời điểm” và những người có khiếu hài hước cần đem đến cho xã hội những điều tích cực.
Chính Boskin cũng nói rằng ngày lễ này đã khiến những định kiến xã hội được thoải mái nhìn nhận hơn.
Lạ hơn cả những câu chuyện tưởng tưởng
Nhưng những câu chuyện tưởng tưởng hài hước lại mở đường cho những điều vô lý dựa trên điều có thật xảy ra.
Phải kể đến đầu tiên là giải thưởng Ig Nobel – giải thưởng giành cho những nghiên cứu khoa học hàng năm.
Năm 2007, giải Ig Nobel về dược phẩm được trao cho những nhà nghiên cứu đã cho ra mắt bài báo về Nuốt gươm và những ảnh hưởng của nó trên Thời báo Dược phẩm Anh quốc.
Marc Abrahams, người sáng tạo ra giải thưởng này cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục sáng tạo ít thứ đơn giản hơn vì chúng tôi tìm thấy những điều không tưởng trong thực tế”.
Tháng 3 năm 2008, tờ báo nhắc đến Philip M. Parker là người sáng tạo ra chiếc máy có thể viết sách với lượng dữ liệu đủ để viết một cuốn sách trong 20 phút.
Thiết bị này đã giúp ông viết hơn 300 ngàn đầu sách, trong đó 85 ngàn cuốn được bán trên Amazon. Ông nói rằng sản phẩm thật sự đơn giản đến buồn cười vì nó có thật.
Theo Hải Yến
Nhận xét
Đăng nhận xét